Cách Tính Chi Phí Vận Chuyển Hàng Hóa Bắc Nam
Giá cước vận chuyển nhiều khi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của khách hàng. Để cạnh tranh tốt thì các công ty thường hạch toán chi phí trước khi thực hiện. Do đó, chúng tôi hướng dẫn cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa để bạn nắm bắt.
À! Đây là đối với vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ nhé! Quý khách có thể tìm hiểu thêm về các thông tin hữu ích khác trong ngành vận tải hàng hóa.
Cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa hiện nay
Cước phí vận chuyển hàng hóa phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng chủ yếu vẫn xuất phát từ hàng hóa cần vận chuyển và địa điểm giao nhận.
- Tính chất hàng hóa sẽ quyết định đến phương tiện và hình thức vận chuyển.
- Địa điểm giao nhận sẽ quyết định chi phí dầu, cầu đường,….
Hiện nay, phương tiện vận chuyển hàng hóa chính là: Xe tải, container, xe chuyên dụng (mooc sàn, fooc lùn, phooc rút, cẩu tự hành,…). Mỗi phương tiện sẽ có chi phí xăng dầu, cầu đường khác nhau, dẫn đến cước phí sẽ khác nhau.
Có 2 hình thức vận chuyển chính: Thuê xe nguyên chuyến và ghép hàng kết hợp. Thuê xe nguyên chuyến thường áp dụng với hàng số lượng nhiều, đường ngắn, hàng gấp,… Ghép hàng kết hợp thường được sử dụng khi hàng cần vận chuyển ít không đủ để sắp xếp trong 1 xe.
Cách tính giá cước vận chuyển hàng lẻ, hàng ghép
Với hàng lẻ hàng ghép thì người ta sẽ nghĩ ngay đến chành xe. Bạn có thể tham khảo thêm: Chành xe vận tải là gì? Thế nào là vận chuyển hai chiều?
Đối với loại hàng này, cước phí vận chuyển sẽ dựa vào 2 cách tính sau:
- Hàng nặng: Đây là loại hàng gọn, có trọng lượng lớn, ít chiếm diện tích xe. Cước phí sẽ được tính theo đơn vị kilogram (KG).
- Hàng nhẹ: Đây là loại hàng cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích xe. Cước phí sẽ được tính theo đơn vị mét khối (CBM). 1 mét khối = 1 mét chiều dài x 1 mét chiều rộng x 1 mét chiều cao.
Để biết loại hàng đó thuộc hàng nặng hay hàng nhẹ thì có tỷ lệ quy đổi ⅓. Nghĩa là, nếu hàng cần gửi có trọng lượng 1 tấn mà có số khối lớn hơn 3 thì thuộc hàng nhẹ, và ngược lại.
Ví dụ: Bạn cần vận chuyển 100 thùng bánh từ Hà Nội vào Sài Gòn. Kích thước mỗi thùng là: Chiều dài 0,4 mét; Rộng 0,3 mét; Cao 0,4 mét. Trọng lượng mỗi thùng là 20 kilogram.
- Cước phí tính theo hàng nhẹ: 100 thùng x (0,4 x 0,3 x 0,4)khối/thùng x 400,000đ/khối = 1,920,000đ.
- Cước phí tỉnh theo hàng nặng: 100 thùng x 20 kg/thùng x 1,500đ/kg = 3,000,000đ.
Vậy chi phí bạn cần trả là 3,000,000đ cho đơn hàng này. Quy đổi cước phí nào cao hơn thì chành xe sẽ lấy cước phí đó. Đây là cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa phổ biến hiện nay.
Để biết thêm về cước phí vận chuyển hàng lẻ, hàng ghép các tuyến. Vui lòng truy cập: Bảng giá vận chuyển hàng hóa.
Cách tính chi phí thuê xe nguyên chuyến vận chuyển hàng hóa
Cước phí thuê xe nguyên chuyến đường ngắn thường được tính theo kilomet (Km). Thụ thuộc vào loại xe bạn cần thuê sẽ có mức giá khởi điểm (giá mở cửa) và giá tiền/km khác nhau.
Loại xe (Nơi xuất phát HCM) | Giá mở cửa (VND) | < 10 Km (VND/Km) | 10 – 50 Km (VND/Km) | 50 km – 100 Km (VND/Km) | > 100 Km (VND/Km) |
1 tấn – 5 tấn | 300,000 | 15,000 | 12,000 | 10,000 | 9,000 |
5 tấn – 15 tấn | 400,000 | 17,000 | 15,000 | 12,000 | 10,000 |
15 tấn – 30 tấn | 500,000 | 20,000 | 17,000 | 15,000 | 12,000 |
Với đường dài thường không có cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa với tuyến này, mà có bảng giá chung. Dưới đây là bảng giá cước phí vận chuyển hàng hóa đường dài hiện nay.
Loại xe (Nơi xuất phát HCM) | Các tỉnh Miền Bắc | Các tỉnh Miền Trung | Các tỉnh Miền Tây | Các tỉnh Tây Nguyên |
5 tấn | 16,000,000 | 10,000,000 | 4,000,000 | 8,000,000 |
8 tấn | 20,000,000 | 12,000,000 | 5,000,000 | 10,000,000 |
10 tấn | 22,000,000 | 15,000,000 | 6,000,000 | 12,000,000 |
15 tấn | 26,000,000 | 17,000,000 | 7,000,000 | 14,000,000 |
20 tấn | 28,000,000 | 19,000,000 | 8,000,000 | 16,000,000 |
25 tấn | 30,000,000 | 22,000,000 | 9,000,000 | 17,000,000 |
30 tấn | 35,000,000 | 25,000,000 | 10,000,000 | 20,000,000 |
Có thể bạn cần: Ghép hàng đi Hải Phòng
Các chi phí phụ khác (Nếu Có)
Ở trên là cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa nói chung. Tùy mỗi đơn hàng mà có thêm các chi phí phụ khác. Một số chi phí thường gặp:
- Chi phí cẩu: Thường đối với các loại hàng có trọng lượng lớn, không thể bốc xếp bằng tay và xe nâng. Chi phí này thường đối với các loại máy móc, thiết bị.
- Chi phí mua đường (Đối với nơi giao nhận là đường cấm tải): Mỗi địa điểm giao nhận sẽ có chi phí mua đường khác nhau thường từ 200,000đ – 1,000,000đ.
- Chi phí hóa đơn giá trị gia tăng VAT (hiện tại là 8%): Đối với các công ty cần lấy hóa đơn đầu vào.
- Chi phí giao và nhận tận nơi (Đối với hàng lẻ): Với các đơn hàng nhỏ lẻ, phí này từ 200,000đ/chuyến – 500,000đ/chuyến tùy vị trí. Đây là phí trung chuyển giao nhận cho xe tải loại nhỏ.
- Chi phí đóng gói, đóng kiện, bốc xếp, lưu kho (nếu có): Chi phí lưu kho khi thời gian lưu lâu và số lượng hàng cần lưu lớn. Số lượng và thời gian ngắn thì chúng tôi miễn phí. Miễn phí bốc xếp tại kho bãi vantaishinrai.
[…] Tham khảo thêm: Cách tính cước phí vận chuyển hàng […]
[…] Qúy khách có thể tham khảo thêm về cách tính cước phí vận chuyển hàng hóa. […]
[…] Quý khách có thể tìm hiểu thêm về cách tính cước phí vận chuyển hàng hóa. […]